Lịch sử phát triển
31/03/2016 02:33 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
I/- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI: - Bảo hiểm xã hội thời kỳ đầu:
- Bảo hiểm xã hội tại các bản làng: Khi có người bị ốm đau, tai nạn chết thì họ hàng, bà con chòm xóm giúp đỡ cưu mang nhau về chăm sóc, tinh thần vật chất (lá lành đùm lá rách).
- Bảo hiểm xã hội trong các nhà thờ: Thường ở các nhà thờ có tổ chức nuôi trẻ mồ côi, tổ chức cứu tế cho người nghèo không có điều kiện sinh sống, đói rách.
- Bảo hiểm xã hội tại vùng An Pơ: Thế kỷ 16 ở vùng thung lũng An Pơ, những người trồng nho đã tự đứng ra thành lập các quỹ trợ cấp để giúp đỡ những người bị ốm đau, tai nạn bằng cách mỗi người đóng góp một phần thu nhập vào quỹ xã hội.
+ Vai trò của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội:
- Mục đích, bản chất và khái niệm bảo hiểm xã hội: Từ thế kỷ 18, khi nền công nghiệp phát triển ở châu Âu thì lực lượng làm công ăn lương (công nhân) ngày càng đông. Những người này do bán sức lao động để nhận tiền lương trang trải cho cuộc sống. Khi gặp phải những trường hợp ốm đau, tai nạn, già yếu không làm việc được nên không có tiền lương để sinh sống, lâm vào cảnh khốn cùng, phát sinh nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Đồng thời những hình thức trợ cấp xã hội tự phát không đủ khả năng về kinh phí để trợ cấp ổn định lâu dài.
Thực tế đã bắt buộc chính phủ ở một số nước phải xem xét đến vấn đề bảo hiểm xã hội, nhằm mục đích huy động sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, có sự hỗ trợ của nhà nước để trợ cấp cho người lao động khi gặp những trường hợp phải nghỉ việc không có tiền lương để đảm bảo cho cuộc sống của họ.
Vì vậy, bản chất của bảo hiểm xã hội là sự tương trợ cộng đồng, là sự đoàn kết đùm bọc chia sẻ rủi ro cho nhau, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc.
Có nhiều khái niệm về bảo hiểm xã hội nhưng theo tổ chức Lao động quốc tế thì bảo hiểm xã hội là “sự bảo vệ của cộng đồng xã hội đối với các thành viên của mình thông qua sự huy động các nguồn đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội để trợ cấp trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, thương tật, già yếu, thất nghiệp. Đồng thời chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con để ổn định đời sống của thành viên và đảm bảo an toàn của xã hội”.
- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của bảo hiểm xã hội:Đối tượng điều chỉnh của bảo hiểm xã hội là người lao động (một vài trường hợp điều chỉnh quan hệ với cả thân nhân của người lao động).
Phạm vi điều chỉnh trợ cấp bao gồm các trường hợp bị mất hoặc bị ngừng thu nhập do khách quan. Theo ILO có 9 trường hợp là: ốm đau, thai sản, tai nạn, thương tật, già cả, thất nghiệp, tử tuất, chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình.
- Các đạo luật về bảo hiểm xã hội dưới thời Bismac:Bismac là Thủ tướng nước Phổ (Đức) là người đầu tiên khởi xướng và ban hành các đạo luật về bảo hiểm xã hội:
+ 1883 Luật về ốm đau;
+ 1885 Luật về tai nạn;
+ 1888 Luật về hưu trí.
+ Sự phát triển của bảo hiểm xã hội trên thế giới:
- Bảo hiểm xã hội trước chiến tranh thế giới I:
Bảo hiểm xã hội mới được một số nước ban hành luật và tổ chức thực hiện như ở Đức, Bỉ (1905), Áo, Ý, Pháp.
- Bảo hiểm xã hội sau chiến tranh thế giới I:
Bảo hiểm xã hội được nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ thực hiện như ở Nga 1917, Phần Lan, Na Uy, Anh, Thụy Điển, Mỹ (1935).
- Bảo hiểm xã hội sau chiến tranh thế giới II:
Bảo hiểm xã hội lan rộng ra nhiều nước ở châu Âu, châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippin… Hiện nay có trên 180 nước có luật về bảo hiểm xã hội.
II/- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM:
1. Giai đoạn trước năm 1945:
- Trước năm 1945 ở Việt Nam chưa có pháp luật bảo hiểm xã hội. Bởi vì đất nước bị thực dân Pháp đô hộ. Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, nghèo đói.
- Tuy nhiên nhân dân Việt Nam có truyền thống cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau những khi gặp rủi ro hoạn nạn. Đặc biệt là sự che chở của họ hàng làng xã thân tộc. Cũng có một số nhà thờ tổ chức nuôi trẻ mồ côi, thực hiện tế bần (BHXH sơ khai).
2. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954:
- Tháng 8 năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Tháng 12 năm 1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân. Trong Hiến pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và người già.
- Ngày 12 tháng 3 năm 1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29/SL quy định chế độ trợ cấp cho công nhân.
- Ngày 20 tháng 5 năm 1950 Hồ Chủ Tịch ký 2 sắc lệnh là 76, 77 quy định thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ, công nhân viên chức.
Đặc điểm của chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội ở thời kỳ này là do trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ nên việc thực hiện bảo hiểm xã hội rất hạn chế. Tuy nhiên, đây là thời kỳ đánh dấu sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo hiểm xã hội. Đồng thời những quy định về bảo hiểm xã hội của Nhà nước ở thời kỳ này là cơ sở cho sự phát triển bảo hiểm xã hội sau này.
3. Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975:
Miền Bắc được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội nên pháp luật về BHXH được phát triển mở rộng nhanh. Điều lệ BHXH ban hành ngày 27/12/1961 có thể coi là văn bản gốc về BHXH quy định đối tượng là CNVC Nhà nước, hệ thống 6 chế độ BHXH, quỹ BHXH nằm trong ngân sách nhà nước do các cơ quan đơn vị đóng góp. Năm 1964, Điều lệ đãi ngộ quân nhân. Riêng miền Nam, BHXH cũng thực hiện đối với công chức, quân đội làm việc cho chính thể Ngụy.
4. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1995:
BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước. Có nhiều lần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên sau khi Nhà nước chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì chính sách BHXH bộc lộ những nội dung cần sửa đổi bổ sung.
5. Giai đoạn từ 1995 đến nay:
BHXH mở rộng đối tượng, thành lập quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước do sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước, thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý quỹ và giải quyết các chế độ trợ cấp.
Ngày 16/02/1995, Chính phủ có Nghị định số 19/CP thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất chức năng, nhiệm vụ các bộ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ngày 24/01/2002, Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển Bảo hiểm y tế thuộc Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tại sao lại chuyển Bảo hiểm y tế sang Bảo hiểm xã hội vì:
1- Thực hiện cải cách hành chính: Tách sự nghiệp ra khỏi quản lý Nhà nước (BHYT là trọng tài giữa bệnh nhân và cơ sở khám chữa bệnh).
2- BHXH, BHYT cùng chung bản chất, mục đích.
3- BHXH, BHYT cùng nhiệm vụ thu, chi (đặc thù giám định).
Nghiên cứu sơ lược về quá trình phát triển và đặc điểm của bảo hiểm xã hội ở Việt Nam nhằm giúp chúng ta phần nào có cơ sở xem xét một cách có hệ thống và đánh giá khách quan về chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội. Từ đó có điều kiện thuận lợi để nghiên cứu chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội của các nước trên thế giới
Ưu việt của chính sách BHXH tự nguyện và BHYT hộ ...
Bản tin Audio số 46 - Tuần 2 tháng 1/2025
Bản tin Audio số 45 - Tuần 1 tháng 1/2025
Thông tin về những vấn đề nổi bậc liên quan đến ...