BÁC HỒ DẠY TIẾT KIỆM
17/08/2021 08:49 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiết kiệm gồm: Tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của. Bác đã từng giải thích, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng.
Ảnh minh họa
Là một nhà mácxít biện chứng, Người luôn khẳng định tiết kiệm là tích cực. Người nói: "Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và Nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và Nhân dân. Nói theo lối khoa học, tiết kiệm là tích cực chứ không phải tiêu cực".
Theo ông Lê Hữu Lập, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch kể rằng: Một buổi sáng làm việc với Bác Hồ ở bên dưới nhà sàn, theo thường lệ tôi chuẩn bị tài liệu và một chiếc bút chì xanh đỏ để sẵn trên bàn. Vậy mà ra ngoài một lát trở vào không biết anh nào cầm mất cây bút. Tìm không thấy mà Bác đang ngồi chờ, tôi vội lục ống bút và cầm tạm chiếc bút chì xanh đỏ dài bằng ngón tay. Vì sợ Bác nhìn thấy, tôi cẩn thận cầm kín mẫu bút trong lòng bàn tay để đánh dấu khi đọc tài liệu. Vậy mà Bác biết, Bác với tay lấy cây bút chì xanh đỏ trong ống bút của Bác đưa tôi và nhẹ nhàng bảo: "làm gì mà chú phải khổ sở thế".
Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác kể: Một lần Bác đến thăm đơn vị bộ đội, khi vào thăm bếp nấu ăn, Bác đã khen đồng chí anh nuôi giữ gìn bếp núc gọn gàng, sạch sẽ. Bác mời đồng chí một điếu thuốc lá và Bác cũng lấy một điếu thuốc cho mình. Thấy vậy đồng chí anh nuôi nhanh nhẹn và lấy bao diêm định châm thuốc cho Bác. Bác gạt đi: "Chú đừng phí một que diêm, lửa đầy bếp đây còn gì". Vừa nói, Bác vừa tự tay cời lửa, ung dung châm thuốc hút.
Qua hai mẫu chuyện nhỏ trên, toát lên phẩm chất sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ẩn chứa trong đó nhiều triết lý sâu sắc, là bài học về tính tiết kiệm quý báu cho hôm nay và mai sau. Thực hành tiết kiệm theo lời dạy của Bác là mỗi người cần thực hiện thường xuyên, coi đó là việc làm hằng ngày. Trong công việc bất kể to hay nhỏ không được xa xỉ, hoang phí, bừa bãi mà phải thực hành tiết kiệm, nhưng tiết kiệm cũng phải tránh khiên cưỡng, máy móc. Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt hao phí trong quy trình sản xuất, trong hoạt động, nhưng vẫn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra./.
Văn Quyết – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Hiệu quả hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người dân tộc ...
Hướng đến sự hài lòng cho người dân và doanh ...
Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo ...