Hỡi ai bưng bát cơm đầy
19/08/2021 04:49 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Vào một buổi sáng hè tháng 6-1960, sau khi dự Đại hội đoàn kết chống hạn tại Ứng Hòa, Mỹ Đức xong, Bác Hồ đã ra cánh đồng thôn Thái Bình, xã Vạn Thắng (Ứng Hòa) thăm nông dân chống hạn.
Ảnh sưu tầm: Chủ tịch Hồ Chí Minh đang guồng nước cùng với bà con nông dân (1962)
Hôm ấy, Bác mặc bộ quần áo gụ, xắn quần trên đầu gối, khăn vắt trên vai, đầu đội mũ lá cọ, tay chống gậy đi ra cánh đồng. Mới 10 giờ mà trời nắng như đổ lửa, những cán bộ đi theo đã thấm mệt, mồ hôi vã ra như tắm. Tuy vậy, Bác vẫn thoăn thoắt đi rất nhanh trên con đường bờ ruộng khó đi như một lão nông thực thụ đến chỗ bà con nông dân đang tát nước.
Thấy Bác đến, bà con vui mừng, bỏ cả gầu, đổ xô lại vây quanh Bác rất đông. Bác thân mật thăm hỏi mọi người, Bác nói: "Thuở nhỏ, đã nhiều năm tôi sống với bà con hàng xóm làm nông nghiệp, tôi hiểu nỗi cơ cực của bà con khi trời hạn hán. Bây giờ, chúng ta có chính quyền, bà con đã làm chủ ruộng đồng, gặp lúc thiên tai phải cùng nhau đoàn kết chống hạn cứu lúa".
Sau đó, Bác lên đạp guồng cùng với một bác nông dân đã ngoài 50 tuổi. Bà con hỏi Bác đủ thứ chuyện, Bác đều trả lời thân mật, dễ hiểu. Bác còn căn dặn chính quyền xã thôn tích cực huy động bà con biết nghề mộc xẻ gỗ để đóng guồng tát nước chống hạn. Trước khi chia tay, Bác đã đọc: "Hỡi ai bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần". Mọi người rất xúc động, vẫy tay chào tạm biệt Bác.
Câu chuyện trên thêm một dấu ấn in đậm tình cảm thương yêu sâu sắc của Bác đối với nông dân Việt Nam. Người nông dân nước ta quanh năm vất vả, một nắng hai sương để sản xuất nông nghiệp, làm ra củ khoai, hạt lúa, tuy nhiên thiên tai, nắng hạn thường xuyên xảy ra càng làm cho cuộc sống vốn dĩ đã cơ cực lại còn khó khăn, cơ cực hơn. Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên cần hiểu rõ hơn về người nông dân và nông nghiệp, phải thực sự thương yêu người nông dân chân lấm tay bùn, mà qua đó tham mưu, ban hành chính sách, cơ chế hỗ trợ, giúp đỡ người nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, góp phần nâng cao năng xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn để từng bước nâng cao đời sống của người nông dân./.
Văn Quyết – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Hướng đến sự hài lòng cho người dân và doanh ...
Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo ...
Quảng Ngãi hướng đến mục tiêu bao phủ bảo hiểm y ...
Chung tay để hội viên Hội Nông dân có lương hưu