NGƯỜI CÔNG GIÁO GHI ƠN BÁC HỒ
17/08/2021 08:58 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bác Hồ, hiện thân của chính sách đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết tôn giáo. Chân lý của Người là “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Ảnh tư liệu: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các địa biểu tôn giáo trong Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1960
Ngày 12 tháng 6 năm 1997 tại Hội thảo khoa học “Bác Hồ với Huế - Huế với Bác Hồ” do Thành ủy Huế tổ chức nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày Bác Hồ về thăm Đồng Hới – Quảng Bình, lúc đó thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, linh mục Nguyễn Văn Ngọc đã kể một kỷ niệm không bao giờ quên của đồng bào công giáo xứ Huế về đức bác ái bao la của Bác Hồ:
Năm 1949, Việt Minh tiến hành bao vây kinh tế thành phố Huế. Linh mục Nguyễn Văn Ngọc khi đó đảm đương công việc ruộng đất của Nhà Chung tại giáo xứ Lương Văn, có trách nhiệm cung cấp lương thực cho 600 linh mục, chúng sinh dòng tu nam, nữ của thành phố Huế. Trong điều kiện bị bao vây, linh mục không có cách nào chở được số lúa gạo vào thành phố Huế cho Nhà Chung.
Linh mục rất lo lắng, đem chuyện này thưa lại với đồng chí Quế, lúc đó là cán bộ Việt Minh của Mặt trận Thừa Thiên Huế, người thường xuyên liên lạc với giáo xứ Lương Văn. Sau một hồi suy nghĩ, đồng chí Quế khuyên linh mục Ngọc nên viết thư xin phép Bác Hồ, đồng chí sẽ cố gắng tìm cách chuyển giúp.
Không còn cách nào khác, linh mục Ngọc liền viết thư cho Bác Hồ, thực lòng cũng không dám hy vọng thư sẽ đến được với Bác, vì trong hoàn cảnh chiến tranh, Người thì lại ở quá xa và đang bận trăm công nghìn việc lớn lao của đất nước. Nhưng thật bất ngờ, một tháng sau, đồng chí Quế chuyển đến cho linh mục Ngọc một cái thiếp có chữ ký và dấu của Hồ Chủ tịch, nội dung có hai điểm:
- Cho phép linh mục Nguyễn Văn Ngọc được chở 9000 thúng lúa lên thành phố Huế trong vòng một tháng để trợ cấp cho Nhà Chung.
- Linh mục Nguyễn Văn Ngọc được đi lại trong tỉnh Thừa Thiên để coi sóc ruộng đất của Nhà Chung, tiếp tục trồng cấy, không được để ruộng đất bỏ hoang.
Nhờ có giấy phép đặc biệt của Bác Hồ, linh mục Ngọc đã hoàn thành được nhiệm vụ, chở lương thực lên thành phố, cứu nguy cho hơn 600 con người đang trong cảnh nguy ngập. Ai cũng mừng rỡ và hết lòng ca tụng Bác Hồ, vị Chủ tịch có lòng bác ái mênh mông của Chúa, tất cả vì lợi ích và cuộc sống của con người, không phân biệt lương hay giáo. Bác đúng là hiện thân của chính sách đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết lương giáo.
Để kỷ niệm và ghi ơn Bác Hồ, vị giám mục người Pháp, địa phận Huế đã gửi tập thiếp của Bác Hồ về Pari và hiện nay tấm thiếp đó vẫn đang được trang trọng lưu trữ tại Hội Thừa Sai Pari.
Qua câu chuyện trên ta thấy, sự quan tâm chu đáo đến đời sống Nhân dân của Bác, kể cả người có đạo và người không có đạo, thấy được tình yêu thương, đức bác ái bao la của Bác đối với con người, không kể xa hay gần, trực tiếp hay gián tiếp tất cả đều nhận được sự quan tâm của Bác. Vì vậy, phát huy đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, là động lực và nguồn sức mạnh của cách mạng Việt Nam, là cội nguồn của sự thành công trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đang triển khai thực hiện./.
Văn Quyết – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Hướng đến sự hài lòng cho người dân và doanh ...
Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo ...
Quảng Ngãi hướng đến mục tiêu bao phủ bảo hiểm y ...
Liên thông thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất với Cổng ...
BHXH huyện Đức Phổ tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực ...
BHXH tỉnh Quảng Ngãi triển khai thực hiện Công Văn số ...
Quảng Ngãi chú trọng phát triển BHYT học sinh, sinh viên
UBND thành phố Quảng Ngãi tổng kết bảo hiểm y tế học sinh, ...