Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam
07/08/2020 03:34 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 4/8/2020 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.
Theo đó, Nghị định gồm 4 Chương, 13 Điều và có hiệu lực từ ngày 20/9/2020. Quy định BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BH thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT theo quy định của pháp luật. BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH về BHXH, BH thất nghiệp; của Bộ Y tế về BHYT; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT.
BHXH Việt Nam có nhiệm vụ: Đề nghị Bộ LĐ-TB&XH trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, đề án khác của BHXH Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án sau khi được phê duyệt.
Cũng theo Nghị định, BHXH Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; Quản lý và sử dụng quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; Thực hiện nhiệm vụ khác về BHXH, BH thất nghiệp, BHYT theo quy định của pháp luật; Thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT theo quy định của pháp luật; Thực hiện hợp tác quốc tế về BHXH, BH thất nghiệp, BHYT theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các hiệp định song phương, đa phương về BHXH thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành BHXH theo quy định; Tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản; Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng CNTT trong thống kê và quản lý BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; Định kỳ 6 tháng báo cáo Hội đồng quản lý BHXH về tình hình thực hiện BHXH, BH thất nghiệp, BHYT. Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính, Bộ Y tế theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Nghị định cũng quy định BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm: Ở trung ương là BHXH Việt Nam. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH huyện trực thuộc BHXH tỉnh. Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam gồm 21 đơn vị gồm: Vụ Tài chính- Kế toán; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Thanh tra- Kiểm tra; Vụ Thi đua- Khen thưởng; Vụ Kế hoạch và Đầu tư; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Quản lý đầu tư quỹ; Vụ Kiểm toán nội bộ; Ban Thực hiện chính sách BHXH; Ban Thực hiện chính sách BHYT; Ban Quản lý Thu- Sổ, Thẻ; Văn phòng (có đại diện tại TP. HCM); Viện Khoa học BHXH; Trung tâm Truyền thông; Trung tâm CNTT; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến; Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng; Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH và Tạp chí BHXH.
BHXH Việt Nam có trách nhiệm, mối quan hệ với các Bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức ở địa phương. Đối với Bộ LĐ-TB&XH, đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về BHXH, BH thất nghiệp; Kiến nghị thanh tra, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BH thất nghiệp theo quy định của pháp luật; Báo cáo định kỳ hằng năm và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BH thất nghiệp; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ BHXH, BH thất nghiệp.
Đối với Bộ Y tế là đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về BHYT; Tham gia xác định mức đóng, phạm vi quyền lợi, mức hưởng của người KCB theo chế độ BHYT và cơ chế chi trả chi phí KCB; giá dịch vụ y tế, danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT...
Đối với Bộ Tài chính là đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT và cơ chế tài chính áp dụng đối với BHXH Việt Nam; Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; Báo cáo định kỳ hằng năm và báo cáo đột xuất về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT.
Đồng thời, Nghị định cũng quy định Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam: nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc.
Đặc biệt, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có trách nhiệm: Rà soát, sắp xếp các đơn vị trực thuộc và các phòng của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo các Nghị quyết của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; Sắp xếp giảm 63 đầu mối cấp phòng của 63 BHXH tỉnh trong giai đoạn 2021- 2025; Sắp xếp giảm BHXH huyện theo Nghị quyết số 37-NQ/TW.
VT - (http://baobaohiemxahoi.vn)
Ưu việt của chính sách BHXH tự nguyện và BHYT hộ ...
Bản tin Audio số 46 - Tuần 2 tháng 1/2025
Bản tin Audio số 45 - Tuần 1 tháng 1/2025
Thông tin về những vấn đề nổi bậc liên quan đến ...