Một số nội dung mới về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động
10/04/2020 10:48 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thêm nhiều điểm mới so với quy định hiện hành về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân và các đối tượng quy định tại Điều 02 Bộ luật Lao động là nội dung Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đang được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dự thảo và lấy ý kiến công khai.
ảnh minh họa
Ngày 20/11/2019, Bộ luật Lao động (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021. Về nội dung thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trước đó được quy định tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy có một số khó khăn, vướng mắc như chưa quy định rõ cụm từ làm việc theo ca, ca liên tục; cách tính thời điểm, thời gian giảm giờ làm việc đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu; còn có cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng quy định về việc nghỉ sau nhiều ngày làm thêm, tính số ngày phép nếu ngày làm việc không đủ tháng… Do đó, cần thiết nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động (sửa đổi) về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để bảo đảm chính sách đi vào cuộc sống, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Nghị định này – theo Dự thảo – gồm 03 chương, 15 điều, trong đó, có một số điểm mới như:
Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
Tại Điều 3 – Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương, quy định 10 thời giờ/thời gian người lao động được hưởng lương ngoài số giờ làm việc chính thức như nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc khi làm việc theo ca liên tục; nghỉ giải lao theo tính chất công việc; nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người; nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi; thời gian phải ngừng việc không do lỗi của người lao động; nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh; thời giờ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; thời gian hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý; thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian người lao động được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, bỏ quy định “Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu” để phù hợp với quy định mới tại Khoản 2 Điều 148 của Bộ luật Lao động (được quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian); bổ sung Khoản 10 quy định về “thời gian người lao động được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật”.
Quy định với trường hợp làm việc không trọn ngày
Điều 4 của Dự thảo bổ sung Khoản 3 quy định: “Đối với trường hợp làm việc không trọn ngày quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày”. Đề xuất này xuất phát từ thực tế có người lao động chỉ làm 02 – 03 giờ/ngày, nếu áp dụng quy định hiện hành chỉ được làm thêm 01 – 1,5 giờ, gây khó khăn cho tổ chức công việc khi cần làm thêm vào lúc cao điểm.
Tính vào số giờ làm thêm trong một số trường hợp đặc biệt
Điều 7 – Tính vào số giờ làm thêm trong một số trường hợp đặc biệt là điều được bổ sung mới, trong đó, đề xuất quy định cách tính cho các trường hợp áp dụng quy định làm việc không trọn ngày, trọn tuần hoặc ngày làm việc dưới 08 giờ, tuần làm việc dưới 48 giờ (nếu tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 08 giờ trong ngày, thì số giờ làm thêm vẫn phải trả lương làm thêm nhưng không tính cộng vào tổng số giờ làm thêm trong ngày, trong tháng, trong năm; nếu tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm từ trên 08 giờ đến 12 giờ trong ngày, thì số giờ vượt quá 08 giờ này phải trả lương làm thêm và cộng vào số giờ làm thêm trong ngày…).
Ngoài ra, đề xuất áp dụng cho trường hợp xây dựng thời giờ làm việc bình thường theo tuần quy định tại Khoản 2 Điều 105 của Bộ luật Lao động (số giờ làm thêm trong ngày phải trả lương làm thêm giờ nhưng không cộng vào tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm, nếu tổng số giờ làm việc trong tuần không quá 48 giờ).
Oanh Nguyễn - Theo tapchibaohiemxahoi.gov.vn
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Hiệu quả hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người dân tộc ...
Hướng đến sự hài lòng cho người dân và doanh ...
Liên thông thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất với Cổng ...
BHXH huyện Đức Phổ tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực ...
BHXH tỉnh Quảng Ngãi triển khai thực hiện Công Văn số ...
Quảng Ngãi chú trọng phát triển BHYT học sinh, sinh viên
UBND thành phố Quảng Ngãi tổng kết bảo hiểm y tế học sinh, ...