Từ tháng 03 năm 2004 đến tháng 12 năm 2012 tôi làm việc tại Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện Mộ Đức theo hợp động lao động với mức lương thỏa thuận theo bảng lương nhà nước quy định (hệ số x mức lương cơ sở) và đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương này; được UBND huyện nâng lương 3 năm 1 lần, mỗi lần 0.33 như công chức, viên chức. Từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 02 năm 2015 tôi được UBND huyện Mộ Đức chuyển qua làm việc theo hợp đồng làm việc tại văn phòng nông thôn mới thuộc Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, cũng kế thừa hệ số lương từ Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện và mức lương cũng theo quy định của nhà nước (hệ số x mức lương cơ sở) và đóng bảo hiểm theo mức lương này. Đến tháng 03 năm 2015 tôi được tuyển dụng vào biên chế và hiện nay là Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện. Hệ số lương tôi hiên nay là 4,32. Tất cả quá trình lương đều theo bảng lương nhà nước quy định (kể cả thời gian làm hợp đồng tai BQL và Phòng Nông nghiêp), chế độ nâng lương như công chức, viên chức. Vậy nếu tôi nghỉ hưu thì mức lương hưu được tính như thế nào?
Tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu như sau:
“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1.”
* Đối chiếu với quy định trên:
- Trường hợp ông có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (đóng theo hệ số lương) thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Trường hợp ông có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo cả hai chế độ: vừa theo tiền lương do Nhà nước quy định, vừa theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
8664 lượt xem
4568 lượt xem
4327 lượt xem
4244 lượt xem
3243 lượt xem
3138 lượt xem
1694 lượt xem